Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là “Tết trông Trăng”. Trẻ em rất mong đợi ngày này vì được người lớn tặng quà trung thu cho bé 3 tuổi thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân,… rồi bánh nướng, bánh dẻo.
Ý nghĩa
Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác.
Khởi nguồn hình thành và phát triển của ngày trung thu
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Nguồn gốc
Tết Trung Thu diễn ra vào ngày rằmg tháng tám âm lịch hằng năm, tết trung thu là tết đoàn viên bởi vào ngày này mọi người trong gia đình đều ở bên nhau, cùng nhau phá cỗ trông trăng. Cả nhà cùng nhau ăn bánh trung thu, người lớn thì thưởng trà, ngắm trăng, hát trống quân còn trẻ em thì cùng nhau rước đèn, múa lân, tụ tập trẻ em trong làng hát các bài hát trung thu, sau đó trẻ em sẽ đi ” phá cỗ “.
Cho đến hiện nay, vẫn chưa có văn bản nào xác minh rõ ràng về nguồn gốc ngày Tết Trung thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước hay từ văn hóa Trung Hoa, nhưng người ta biết nhiều đến nguồn gốc của Trung thu từ sự tích vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng, sự tích Hằng Nga và Hậu Nghệ, sự tích về chú Cuội ở Việt Nam.
Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Dần dần, tết Trung Thu hướng tới trẻ em nhiều hơn, được coi như một ngày tết cho trẻ em. Trẻ em trong những ngày này sẽ được bố mẹ sắm cho đồ bé trai sơ sinh, đèn ông sao, đèn lồng, mặt nạ,… các thứ đồ chơi đặc biệt chỉ có dịp trung thu mới có.
Ở Việt Nam còn có phong tục múa lân vào ngày tết Trung Thu và hát trống quân, đây là nét riêng trong dịp tết Trung Thu ở đất nước ta so với một số nước châu Á khác. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm.
Bánh trung thu
Đây là món quà phổ biến để người ta đem biếu bậc sinh thành và tặng những người có công ơn với mình. Bên cạnh bánh Trung thu là thức ẩm thực không thể thiếu, còn phải kể tới những món ăn dân giã khác của mùa thu, như cốm, hạt sen, bưởi, hồng…
Vào ngày này, người lớn trong nhà sẽ ngồi lại bên nhau thưởng trăng, thưởng trà, và đặc biệt không thể thiếu món bánh Trung thu truyền thống. Bánh Trung thu là món bánh thơm thảo, tinh túy, dù được làm từ những sản vật nông nghiệp thân quen nhưng lại khá cầu kỳ trong cách thực hiện khiến chiếc bánh vừa đủ dân dã nhưng vẫn có được sự tinh tế, tao nhã trong hương vị và cách trình bày.
Bánh Trung thu là món bánh thơm thảo, tinh túy, dù được làm từ những sản vật nông nghiệp thân quen nhưng lại khá cầu kỳ trong cách thực hiện.